Or you want a quick look: Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Hiện nay, công nghệ thông tin được chia thành 5 chuyên ngành phổ biến đó là kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, mạng máy tính & truyền thông, hệ thống thông tin và kỹ thuật phần mềm. Mỗi chuyên ngành công nghệ thông tin có những đặc thù khác nhau và đảm nhiệm những công việc chuyên biệt.
Nhiều người không có hiểu rõ về ngành công nghệ thông tin nên suy nghĩ rằng học CNTT ra trường sẽ trở thành người viết các mã code. Tuy nhiên, viết mã là một trong những công việc mà kỹ sư công nghệ thông tin có thể làm. Thực tế là học công nghệ thông tin ra trường bạn có rất nhiều lựa chọn công việc theo đam mê và lợi thế của mình.
Sau đây là các vị trí nghề nghiệp dành cho các kỹ sư công nghệ thông tin:
Lập trình viên
Lập trình viên là công việc được nhiều người học công nghệ thông tin theo đuổi. Nhiệm vụ của lập trình viên là:
- Xây dựng chương trình, phần mềm.
- Kiểm tra những chương trình lập trình để tìm ra nguyên nhân lỗi hỏng và thực hiện sửa chữa hoặc nâng cấp nó.
Công ty lập trình thiết kế và bán các phần mềm sẽ có nhu cầu về nhân sự lập trình lớn.
10 – 23 triệu/ tháng (1 – 3 năm kinh nghiệm).
Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là người có các kinh nghiệm lập trình. Họ có nhiệm vụ tiến hành phân tích yêu cầu của người dùng và sử dụng toán học, khoa học, kỹ thuật để thiết kế và phát triển phần mềm, hệ điều hành máy tính.
- Khái niệm khoa học là gì? Phân loại, đặc điểm và ý nghĩa
- Văn học dân gian là gì?
- Học trực tuyến là gì? Những điều cần biết về giáo dục trực tuyến
- Thần số học – khoa học khám phá bản thân thông qua những con số
- Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Trình bày vấn đề cơ bản của triết học
14 – 33 triệu/ tháng (1 – 4 năm kinh nghiệm)
Kỹ thuật viên máy tính
Không giống với các kỹ sư phần mềm, kỹ thuật viên máy tính đảm nhiệm việc sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần của máy tính. Các kỹ thuật viên máy tính cài đặt máy tính cá nhân, máy tính công ty; cài đặt và duy trì mạng máy tính, kết nối các máy in, máy chiếu,…
Quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị cơ sở dữ liệu là công việc đang phát triển nhanh và có cơ hội việc làm lớn. Những người làm việc ở vị trí này có nhiệm vụ:
- Xác định và tối ưu cách thức tổ chức, truy cập dữ liệu của công ty sao cho hiệu quả.
- Đảm bảo sao lưu dữ liệu và tính bảo mật của hệ thống.
16 – 35 triệu/ tháng (1 – 5 năm kinh nghiệm)
Quản lý hệ thống thông tin
Người quản lý hệ thống thông tin đảm nhiệm việc giám sát công việc của chuyên gia máy tính, các nhà phân tích hệ thống và lập trình viên. Vị trí công việc này đòi hỏi người có chuyên môn và kỹ năng công nghệ thông tin tốt, đã từng làm việc ở vị trí quản lý hay cố vấn.
Quản trị mạng
Nhân viên quản trị mạng có nhiệm vụ:
- Vận hành, thực hiện cài đặt và duy trì hoạt động của các mạng LAN và WAN.
- Nắm bắt và khắc phục các sự cố về mạng, đảm bảo mạng hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu của công việc.
7 – 16 triệu/ tháng (1 – 3 năm kinh nghiệm)
Quản trị website
Nhân viên quản trị web chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển và duy trì hoạt động của website công ty. Công việc này bao gồm:
- Sao lưu, cập nhật thông tin, tài nguyên web.
- Thiết kế, phát triển website để tăng lưu lượng truy cập của khách hàng, người sử dụng ghé thăm.
6 – 12 triệu/ tháng (<1 – 3 năm kinh nghiệm)
Kỹ sư an toàn thông tin
Công ty, doanh nghiệp nào cũng có tài liệu mật; vì thế họ cần đến các kỹ sư an toàn thông tin. Làm việc ở vị trí công việc này, bạn có trách nhiệm phát triển hệ thống bảo mật cho các dự án của công ty, tránh bị hacker xâm nhập.
- KHÁM PHÁ 500+ CẨM NANG VIỆC LÀM HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
- R là tập số gì? R là gì trong toán học? Cho ví dụ
- Tiếp viên hàng không học trường gì? thi khối nào?
- Cấy mi sinh học nano – cho hàng mi dài, dày cong vút tự nhiên
- Học hàm, học vị là gì? Khác nhau như thế nào?
18 – 24 triệu/ tháng (<1 năm kinh nghiệm)
Học công nghệ thông tin ở đâu?
Công nghệ thông tin là ngành hiện có nhu cầu tuyển dụng việc làm cao nhất, vì vậy có tới hàng ngàn trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề có ngành học này. Vậy nên lựa chọn cơ sở đào tạo nào để chuẩn bị hành trang cho công việc kỹ sư công nghệ thông tin?
Học CNTT hệ đại học
Hiện nay tại Việt Nam, ngành công nghệ thông tin được đào tạo hệ đại học với thời gian từ 4 – 5 năm học. Dưới đây là một số trường đại học đào tạo uy tín ngành công nghệ thông tin hiện nay:
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo nhóm ngành công nghệ thông tin uy tín. Tuyển sinh năm 2020, trường xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia theo khối A00, A01, A19, D29 tùy thuộc vào ngành với số điểm cao dao động từ 21 – 29,04 điểm.
- Trường Đại học Bách Khoa Tp HCM tuyển sinh năm 2020 ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính khối A00 và A01 với điểm chuẩn là 28 và 27.25.
- Học viện Bưu chính viễn thông tuyển sinh năm 2020 ngành công nghệ thông tin và an toàn thông tin khối A00 và A01 với điểm chuẩn là 24,07; 23,37.
- Đại học FPT là trường đào tạo 3 ngành công nghệ thông tin đó là kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, khoa học máy tính. Trường có học phí cao, cơ sở vật chất hiện đại, chương trình học kéo dài 3 năm. Điểm đầu vào chất lượng năm 2020 là 15/30 điểm tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Học CNTT hệ cao đẳng
Ngoài các trường đại học, ngành công nghệ thông tin cũng được đào tạo bởi các trường cao đẳng như:
- Cao đẳng nghề Bách khoa
- Cao đẳng Công nghệ và thương mại Hà Nội
- Cao đẳng nghề thực hành FPT
- …
Mức lương ngành công nghệ thông tin
Khi làm việc trong ngành công nghệ thông tin, bạn có cơ hội nhận được mức lương cực kỳ hấp dẫn. Tùy theo vị trí và kinh nghiệm làm việc mà bạn có thể nhận được mức lương từ 6 tới 40 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư CNTT mới ra trường có mức lương phổ biến từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Thu nhập của kỹ sư CNTT dưới 1 năm kinh nghiệm dao động trong khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng. Đối với các kỹ sư CNTT có 3 – 5 năm kinh nghiệm thì mức thu nhập thường rơi vào khoảng từ 20 – 30 triệu đồng. Khi đảm nhiệm các vị trí khó, làm quản lý dự án thì mức lương của bạn có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng.
Với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho các câu hỏi “học CNTT ở đâu?”, “học CNTT ra làm gì?” rồi đúng không? Chúc bạn thành công với định hướng nghề nghiệp tương lai. Và đừng quên truy cập vào jobso.vn để tìm kiếm những cơ hội việc làm hấp dẫn ngành CNTT nhé!
